Cá sặc gấm là dòng cá cảnh nước ngọt được nhiều người nuôi hiện nai. Chúng có nhiều màu sắc và hoa văn trên cơ thể đẹp mắt. Đặt biệt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá sặc gấm cũng rất đơn giản.
Bài biết hôm này WIKICACANH.COM sẽ nói về “Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá sặc gấm” tại nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
Đặc điểm sinh học của Cá sặc gấm
Tên khoa học | Trichogaster lalius |
Tên tiếng Việt | Cá sặc gấm |
Nguồn gốc | các quốc gia Nam Á |
Kích thước cơ thể | 5cm – 8cm |
Đặc điểm màu sắc | Cơ thể cá có màu đỏ chủ đạo, kèm theo các sọc màu vàng, xanh lam ánh kim. Vây cá có nhiều đóm màu xanh lam |
Hình dạng | Thân hình dẹt, có dạng bầu dục tròn với miệng nhỏ hướng lên trên; vây bụng đặc trưng biến đổi thành sợi có thể cử động linh hoạt được sử dụng như một công cụ thăm dò môi trường xung quanh. |
Giới tính | Cá đực có màu sặc sặc sỡ và kích thước trung bình lớn hơn cá cái. |
Môi trường sống lý tưởng | Nhiệt độ trung bình: 22 – 27oC Độ pH nước: 6.0 – 7.5 Độ cứng của nước: 2 – 18oH |
Hình thức sinh sản | Làm tổ đẻ trứng |
Thức ăn | Là loài ăn tạp, thức ăn chính là mùn bã hữu cơ và các loại côn trùng, giáp xác, thân mềm nhỏ. Có thể ăn các loại cám công nghiệp cho cá cảnh |
Tuổi thọ | trung bình 4 – 7 năm |
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá sặc gấm tại nhà
1/ Chuẩn bị dụng cụ nuôi
Bạn có thể nuôi cá sặc gấm riêng lẻ hoặc theo đàn. Tuy nhiên vào thời kì sinh sản bạn cần tách nuôi theo từng cặp. Có thể nuôi cá trong các hồ chậu có kích thước tối thiểu là 60x30x30 cm cho 1 cặp cá sặc. Nó đảm bảo không gian để cá hoạt động và sinh sản.

Trong hồ nuôi bạn nên bổ sung thêm các loại cây thủy sinh, rong hoặc lũa. Để tạo môi trường sống tự nhiên và giúp cá có nơi trú ẩn. Chúng đặt biệt ưu thích môi trường ánh sáng yếu.
2/ Nguồn nước nuôi cá
Cá sặc gấm là loài ưa nước cũ, với lượng oxy vừa đủ. Bạn có thể sử dụng các nguồn nước có sẳn tại khu vực bạn sống. Nước máy, nước giếng, hoặc nước ao hồ xung quanh bạn.
Tuy nhiên bạn cần phải sử dụng nước sạch để nuôi cá. Tránh sử dụng nguồn nước ô nhiễm hoặc nhiễm độc gây chết cá.
Lưu ý: Đối với trường hợp bạn dùng nước máy để nuôi cá cảnh, cần xử lí Clo trong nước từ 1 -2 ngày nhé.
Hãy duy trì nhiệt độ nước trong hồ nuôi từ 22 – 27oC và độ pH từ 6.0 – 8.0 để cá có thể phát triển và sinh trưởng bình thường nhé.
3/ Thức ăn cho cá sặc gấm
Chúng là loại ăn tạp, có thể ăn tốt rất nhiều loại thức ăn có xung quanh bạn. Từ các loại thức ăn tưới sống như: trùn chỉ, trùn huyết, lăng quăng, atimia, bobo…. và các loại giáp xác nhỏ.
Tuy nhiên nếu bạn quá bận rộn và không thể chuẩn bị thức ăn tươi. Cá sặc gấm có thể ăn tốt các loại cám cho cá cảnh như: Cám thái INVE hoặc Cám Nhật B1 & B2… hoặc các loại thức ăn viên công nghiệp khác.
Lưu ý: Đây là loài cá ăn tầng mặt nước, nên bạn chọn những loại thức ăn có khả năng nổi trên mặt càng lâu càng tốt nhé. Hãy cho cá ăn với một lượng vừa đủ, trách dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước.
4/ Sinh sản
Cá sặc gấm là loại cá làm tổ và đẻ trứng khi trưởng thành. Cá cái mỗi lần đẻ khoảng 800 – 1500 trứng và cá mái có thể đẻ lại sau 2 – 4 tuần. Thời gian này tùy thuộc vào dinh dưỡng, chế độ chăm sóc của người nuôi nữa nhé.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá sặc gấm sinh sản
5/ Những lưu ý khi nuôi cá sặc gấm tại nhà
+ Không nên nuôi cá sặc gấm chung với các loại cá bé như: bảy màu, neon, … Vào giai đoạn sinh sản, cá trống sẽ rất hung hăng và có thể gây hại cho chúng.
+ Hồ nuôi nên thiết kế theo phong cách tối màu, có thể sử dụng đèn màu vàng kết hợp với lọc để tạo visinh tốt cho cá phát triển.

+ Nên chọn hồ nuôi có kích thước từ 60 – 80cm hoặc dụng cụ nuôi có thể tích từ 80 – 90 lít nước cho 1 cặp cá.
+ Thay nước hồ cá định kì mỗi tuần 1 lần , lưu ý chỉ thay 30- 40% lượng nước mới thôi nhé.
Những câu hỏi thường gặp
Con đực có nhiều sọc hay hoa văn, màu sắc sặc sỡ hơn con cái, Ngoài ra vây lưng con trống lưng nhọn, kéo dài đến tận đuôi và cũng cao hơn, vây bụng đỏ. Trong mùa sinh sản, cá đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng có màu da cam.
Sau 5 ngày có thể cho cá sặc gấm con ăn lòng đỏ trứng hay bobo, atemia. Trong hồ nên cho nhiều rong rêu để cá trú ngụ, và ăn rong, tảo bán trên cây
Bạn có thể mua cá sặc gấm ở hầu hết các cửa hàng cá cảnh. Giá cá sặc gấm tùy loại từ 5000đ đến 30.000đ mỗi con tùy kích cỡ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về “Cách nuôi và chăm sóc cá sặc gấm” tại nhà. Bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bạn sẽ tìm mua và chăm sóc được hồ cá sặc gấm thật đẹp và khỏe mạnh.