Những bệnh thường gặp khi nuôi cá kiểng tại nhà

Khi nuôi cá kiểng tại nhà, trong quá trình chăm sóc. Ngoài việc cho cá ăn mỗi ngày, thay nước mỗi tuần. Bạn cần quan sát để nhận biết khi nào cá bệnh để có cách chưa trị kịp thời.

bệnh trên cá kiểng

Bài viết này, WIKICACANH.COM chia sẻ cùng bạn những nguyên nhân và cách phòng trị một số bệnh của cá kiểng. Cũng như là cách nhận biết khi bào cá kiểng bị bệnh, mời mọi người cùng tham khảo.

Trong quá trình nuôi và chăm sóc cho cá kiểng tại nhà. Nếu cá có những hiện tượng bất thường tức là chúng đang bị bệnh. Đôi khi người nuôi cũng không chú ý đến những tác nhân gây bệnh cho cá kiểng.

1. Nguyên nhân làm cá kiểng bị bệnh

1.1 Các yếu tố vật lý

+ Nhiệt độ

Nhiệt độ cơ thể cá biến đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Nếu nhiệt độ nước đột ngột thay đổi, cá không kịp thích ứng kịp sẽ bị sốc, bệnh. Hoặc tệ hơn có thể làm cá chết. Do đó bạn cần căn cứ nhiệt độ thích hợp với từng loại cá mà điều chỉnh để tránh tình trạng xấu cho sức khoẻ của cá.

vớt cá
Vớt cá một cách cẩn thận để tránh làm tổn thương cơ của cá cảnh – Ảnh: Internet

+ Tổn thuơng cơ

Nguyên nhân khi thay nuớc, lúc vớt cá di chuyển ra khỏi hồ quá mạnh tay . Làm tổn thương đến các cơ bắp của cá.

1.2 Các yếu tố hoá học

+ Lượng oxy trong nuớc: có ảnh huởng trực tiếp đến sự sinh truởng của cá. Trong môi trường nước thiếu oxy. Cá sẽ không hấp thụ đuợc thức ăn, cơ thể bị suy yếu. Biểu hiện trồi đầu lên mặt nuớc để hấp thu oxy.

+ Độ pH trong nuớc : Mỗi loài cá kiểng sẽ thích hợp sinh truởng trong môi truờng có độ pH khác nhau. Do đó phải điều chỉnh chất luợng nuớc có độ pH thích hợp. Tránh cho cá kiểng sống trong môi truờng bị “stress” sẽ mau bệnh.

kiểm tra độ ph của hồ cá
Thường xuyên kiểm tra các thông số như nhiệt độ và độ pH nước hồ cá – Ảnh: Internet

+ Thành phẩn hoá học và các chất độc tố trong nuớc : Thức ăn dư và các chất bài tiết của cá sẽ ảnh huởng đến sự sinh truởng của cá kiểng. Nếu chúng thường phải sống trong môi truờng ô nhiễm sẽ sinh bệnh .

+ Nhân tố sinh học: là do các sinh vật gồm các vi khuẩn, siêu vi trùng, vi khuẩn nấm, xâm nhập truyền bệnh vào cơ thể cá kiểng.

1.3 Nguyên nhân do con người

+ Nuôi cá với số lượng lớn

Khi mật độ cá kiểng quá nhiều rất dễ dẫn đến thiếu oxy và hấp thụ thức ăn giảm sẽ làm cá sinh trưởng kém. Nuôi nhiều giống cá kiểng khác nhau thì những con có tính tình hung hăng sē công kích những con có tính ôn hòa. Dẫn đến việc cá không phát triển bình thuờng.

nuôi cá cảnh
Nuôi quá nhiều cá trong một hồ cũng là nguyên nhân gây bệnh cho cá cảnh – Ảnh: Internet

+ Chế độ nuôi dưỡng không phù hợp

Nếu khòng duy trì chất luọng nuớc sạch, cho ân luợng thủc ăn thích họp, quá làu mởi thay nuớc, chất bẩn sè là nhùng nguyên nhàn gày bệnh cho cá.

1.4 Các nhân tố gây bệnh từ bên trong

Ngoài những điều kiện về môi truờng, do truyền nhiễm. Sức khoẻ của cá kiểng còn phụ thuộc vào sự miễn dịch (sức đẻ kháng) trong cơ thể cá.

Do đó nên cân bằng chế độ dinh dưỡng để cá kiểng sinh truởng khoẻ mạnh. Nâng cao sức đè kháng để chúng không dễ dàng mắc bệnh.

2. Những bệnh thường gặp trên cá kiểng

2.1 Bệnh đốm trắng

+ Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là do ký sinh dưới da cá hấp thu dầ chất dinh duỡng trên cơ thể cá kiểng. Một con trùng gây bệnh lớn lên phân thành 500 con bơi trong nuớc. Chúng lại tiếp tục ký sinh trên cơ thể cá kiểng.

cá bị bệnh đốm trắng
Cá bị nhiễm bệnh đốm trắng

+ Cách nhận biết bệnh đốm trắng trên cá kiểng

Khi cá mắc bệnh này toàn thân và vây sinh ra nhiều đốm trắng và có tính truyền nhiễm rất nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh đốm trắng sẽ phát triển đến lúc toàn thân cá như phủ một lớp phấn trắng thì không lâu sau cá sẽ chết.

+ Cách phòng bệnh đốm trắng khi nuôi cá kiểng tại nhà.

Cá kiểng thường dễ mắc bệnh đốm trắng khi nhiệt độ nuớc duới 20°C ( nhưng đối với cá nhiệt đới nước ở nhiệt độ 25 C vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh). Nên duy trì nhiệt độ nước ở khoáng 27℃ thì tỉ lệ nhiễm bệnh ở cá kiểng sẽ thấp hơn.

2.2 Bệnh nấm

+ Nguyên nhân gây ra bệnh nấm trên cá kiểng: Chứng bệnh này là do nấm bám vào vết thuơng của cá kiểng.

+ Cách nhận biết : Ban đầu nơi vết thuơng xuất hiện những sợi tơ như bông gòn gây ngứa ngáy. Cá sẽ cọ mình khắp hồ. Nếu không sớm điều trị đến khi toàn thân cá như miếng bông gòn bao phủ thì cá sẽ suy yếu dần và chết.

+ Cách phòng bệnh nấm trên cá cảnh: Cá thuờng nhiễm bệnh này khi nhiệt độ nuớc duới 20°C. Bạn cần duy trì nuớc ở nhiệt độ 26-27°C để cá không mắc bệnh.

cá kiểng bị bệnh nấm trắng
Cá bị nhiễm nấm trắng – Ảnh: Internet

Tham khảo thêm: Thuốc trị nấm – Tetra Nhật đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bịnh cho cá cảnh.

2.3 Bệnh trắng vùng miệng

+ Cách nhận biết: cá cảnh mắc bệnh này xung quanh vòm miệng xuất hiện những sợi trắng như bông gòn. Cá sẽ không ăn đuợc thức ăn, suy yếu rồi chết.

Bệnh này truyền nhiễm rất nhanh, tỉ lệ cá chết rấtt cao. Nếu phát hiện một con cá nhiễm bệnh bạn cần phải cách ly ngay. Nếu không 3 ngày sau toàn bộ số cá trong hồ cũng bị truyền bệnh và chết theo.

Cá chép KOI bị nhiễm nấm vùng miệng
Cá chép KOI bị nhiễm nấm vùng miệng – Ảnh: Internet

2.4 Bệnh rách vẩy

+ Cách nhận biết: là khi bị bệnh này, toàn thân cá tiết nhiều chất nhầy trắng vàng. Các vẩy rụng ra từng mảng thậm chí toàn thân lở loét.

+ Nguyên nhân chính của bệnh rách vẩy ở cá kiểng: là do nuớc bị ô nhiễm. Hoặc các vi khuẩn bám vào vết thuơng trên mình cá. Các vết thương thường gây ra do cá đấu đá cắn lẫn nhau. Vì thế nên cẩn thận không làm cá bị tổn thương.

Cá chép kiểng bị nhiễm bệnh rách vẩy (thối vảy) trên thân
Cá chép kiểng bị nhiễm bệnh rách vẩy (thối vảy) trên thân – Ảnh: Internet

2.5 Bệnh hột tiêu

+ Nguyên nhân bệnh: là do không thay nước thuờng xuyên hoặc do nhiệt độ nước không ổn định.

+ Dấu hiệu nhận biết: Khi nhiễm bệnh, trên thân và vấy cá cảnh xuất hiện các chấm vàng nhu hạt tiêu. Các vây cụp lại, cá húc đầu khắp hồ, nếu không sớm điêu trị, khoảng 4-5 ngày sau cá sẽ chết .

2.6 Bệnh vẩy lỏng (xù vẩy)

+ Dấu hiệu nhận biết: Khi nhiễm bệnh, mình cá kiểng phình to, vây dựng đứng. Trường hợp nặng hơn là các lớp vẩy rụng dần, cá bơi khó khăn rồi chết.

+ Nguyên nhân: là do các vi khuẩn truyền nhiễm và bản thân cá bên trong có ẩn mầm bệnh.

Cá chép có hiện tượng bệnh vẩy lỏng – Ảnh: Internet
Cá rồng có dấu hiệu bệnh vẩy lỏng (xù vẩy) – Ảnh: Internet

2.7 Bệnh trùng hút

+ Nguyên nhân gây bệnh: thuờng là do trùng hút và trùng mang cá gây ra. Trùng hút ký sinh trên cơ thể cá còn trùng mang cá ký sinh ở bộ phận mang của cá kiểng.

+ Dấu hiệu nhận biết:

Khi cá cảnh mắc bệnh trùng hút chúng sẽ bơi loạn xạ. Do ký sinh trùng trên da làm ngứa ngáy, cá sẽ lặn xuống đáy hồ cọ mình khắp nơi.

Trùng hút bám vào cơ thể tạo ra những vết thương. Tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập làm xuất hiện thêm các chứng bệnh khác trên cá kiểng.

Phần mang do nhiều ký sinh trùng xâm nhập tiết nhiều chất nhầy làm dính chặt các sợi mang. Dẫn đến làm cho cá kiểng gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.

3. Làm sao để biết là cá đang bị bệnh ?

Để biết được khi nào cá cảnh trong hồ của bạn bạn bị nhiễm bệnh. Khi cho cá ăn bạn cầ quan sát tình trạng sức khoẻ của cá cảnh. Những con cá yêu của bạn sẽ có những dấu hiệu báo cơ thể chúng không ổn như:

cho cá ăn
  • Cá không muốn ăn, lười ăn hoặc ăn rất ít.
  • Thường xuyên phải ngoi kên mặt nước để lấy không khí hô hấp một cách mệt nhọc.
  • Cá không hoạt động, nằm im lìm dưới đáy hồ.
  • Tư thế bơi của cá không như mọi ngày: ẻo lả, chậm chạp….
  • Liên tục cọ thân vào trong thành hồ, đá, lũa, cây thuỷ sinh ở đáy hồ.
  • Màu sắc cá nhợt nhạt hoặc mất hẳn màu.
  • Trên cơ thể cá kiểng tiết ra nhiều chất nhầy.

Trường hợp nếu bạn nhận thấy cá trong hồ có những dấu hiệu dưới đây. Hãy nhanh chóng tìm ra loại bệnh và có phương pháp điều trì phụ hợp:

  • Đầu có có những vết trầy rách
  • Trên cơ thể hoặc vây của cá cảnh có nhiều đốm trắng
  • Vòm miệng hoặc trên cơ thể cá có màu trắng
  • Phần mang của các cảnh sưng to bất thường
  • Trên cơ thể cá ứ máu
  • Cá ốm đi trông thấy mỗi ngày
  • Vây cá dựng đứng, nhãn cầu lồi ra.

Một số lưu ý để phòng bệnh cho hồ cá kiểng

  • Để cá cảnh trong hồ luôn khoẻ mạnh, chất lượng nước phải sạch. Sử dụng lọc và vi sinh có lợi giúp cải thiện chất lượng nước trong hồ cá cảnh.
  • Duy trì nhiệt độ nước trong hồ cá ở mức thích hợp theo từng loại cá đang nuôi.
  • Hạn chế việc di chuyển cá qua lại để tránh làm tổn thương cơ của cá.
  • Tìm hiểu kỹ về đặc tính của từng loại cá trước khi nuôi ghép cùng nhau sẽ hạn chế được sự xung đột.
vệ sinh hồ cá
Vệ sinh hồ cá thường xuyên giúp nước không bị ô nhiễm – Ảnh: Internet

4. Những câu hỏi thường gặp khi trị bệnh cho cá kiểng

Hồ cá kiểng nhà tôi bị đốm trắng thì phải làm sao?

Có 2 cách để điều trị bệnh cá kiểng bị đốm trắng. Tuỳ theo từng điều kiện hồ nuôi mà bạn chọn cách phù hợp nhé.
+ Cách 1: Mỗi giờ tăng thêm 1-2°C, cho đến khi nhiệt độ nước đạt tới 25-28°C. Vì trùng gây bệnh đốm trắng rất sợ nóng, chúng sẽ dần dần rời khỏi cơ thể cá.
+ Cách 2: sử dụng thuốc tím (kali pemanganat) để khử trùng hồ nuôi cá kèm theo duy trì ở nhiệt độ 25-30°C, và đầy đủ dưỡng khí.

Cá vàng nhà tôi có hiện tượng thối vây thì phải làm sao?

Khi cá vàng bị bệnh thối vây, nguyên nhân thường là do môi trường nước hồ bị ô nhiễm. Hoặc chúng bị truyền nhiễm do những con cá mang mầm bệnh. Để điều trị hiệu quả bệnh thối vây ở cá vàng. Bạn có thể tham khảo cách làm như sau:
+ Bước 1: hãy vớt cá ra khỏi hồ và tiến hành vệ sinh toàn bộ bể cá với nước sôi và muối
+ Bước 2: Tách cá bệnh ra một hồ khác để điều trị bệnh. Duy trì nhiệt độ từ 27 – 28 độ C và độ pH nước từ 7.0 – 8.0. Sử dụng những loại thuốc chuyên trị thối vây cá cảnh như: Jungle Fungus Eliminator và Tetracycline để đều trị theo hướng dẫn sử dụng.

Một vài con cá 7 màu tôi nuôi ăn ít và bỏ ăn, bơi lờ đờ riêng lẻ một mình là bệnh gì?

Với những mô tả như trên có thể cá Bảy màu của bạn đã bị stress. Bạn hãy thử áp dụng phương áp giảm stress ở cá 7 màu như sau:
+ Tiến hành thay 30% lượng nước trong hồ (nếu cảm thấy nước bị dơ) và bổ sung thêm máy sục Oxy để tăng dưỡng khí cho cá. Bổ sung vitamin C vào thức ăn hoặc vào nước để tăng sức đề kháng cho cá.

Trên đây là thông tin về một số bệnh thường gặp trên cá kiểng. Cũng như là cách phòng và nhận biết dấu hiệu của cá cảnh bị bệnh trong hồ. Nội dung bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khoẻ cho những chú cá đáng yêu của mình tại nhà nhé.

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?