Trong bài viết này, Wiki Cá Cảnh gợi ý với bạn “10 loài cá / tép ăn rêu tảo hại“. Chúng sẽ giúp bạn làm vệ sinh cho hồ thủy sinh một cánh nhanh chóng. Và đặc biệt, an toàn cho cây thủy sinh và các loài thủy sản khác trong bể. Mời bạn cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
1. Cá tỳ bà bướm

Tỳ bà bướm có thể được xem là loại cá ăn rêu tảo số 1 hiện nay. Với kích thước con trưởng thành chưa đến 10cm. Với hình dáng như một con cá đuối thu nhỏ, với những chấm nâu và sọc trên cơ thể.
Khi nuôi cá tỳ bà bướm trong bể thủy sinh, chúng sẽ bám chặt vào bề mặt kín. Hoặc bám lên đá, lũa, cây thủy sinh để ăn rêu tảo hại.
Lưu ý: Bạn nên nuôi từ 3 con tỳ bà bướm trở lên trong một bể nhỏ nhé. Đây là loại cá yêu thích môi trường nước mát và có độ pH ổn định. Nế bể của bạn không có quá nhiều rêu tảo hại, hãy bổ sung thêm các loại thức ăn dạng chìm cho cá nhé.
2. Amano Shrimp (Tép Yamato)

Nếu bể thủy sinh của bạn có nhiều ngóc ngách nhỏ, nơi mà cá tỳ bà không thể tiếp cận. Amano Shrimp (Tép Yamato) là giải pháp tuyệt vời đành cho bạn.
Loài tép này là một chuyên gia trong việc ăn rêu hại, vượt qua cả ottos và các loại tép khác. Đặc biệt, chúng thích ăn rêu chùm đen và một số cá thể có thể ăn được cả rêu đỏ. Tuy nhiên, chúng cũng thích ăn thức ăn công nghiệp hơn là ăn rêu, vì vậy nếu muốn sử dụng chúng để diệt rêu thì nên thả một lượng lớn tép trong bể để đạt được hiệu quả tối đa.
3. Ốc Nerite Snails

Ốc nerite là một nhóm ốc trang trí nhỏ có khả năng ăn tảo và vệ sinh hồ cá tuyệt vời. Chúng rất hữu ích để loại bỏ các loại tảo trên cây thủy sinh, gỗ lũa và đồ trang trí. Trứng của chúng không nở trong nước ngọt, do đó bạn không phải lo lắng về sự bùng nổ dân số.
Ốc nerite ô liu là loài được ưa chuộng nhất nhờ vào khả năng cứng cáp của chúng. Để giúp cho vỏ của chúng phát triển khỏe mạnh, bạn nên cung cấp canxi trong chế độ ăn và trong nước bằng cách sử dụng san hô nghiền hoặc Wonder Shell.
4. Tép RC (Cherry Shrimp)

Mặc dù khả năng diệt rêu tảo của tép RC không bằng với tép Yamato. Tuy nhiên, chúng vẫn được nhiều người chọn nuôi trong bể vì màu sắc đẹp. Chúng sẽ ăn những vi sinh vật, rêu tảo bám trên lá cây mà không hại đến lá của các loại thủy sinh.
5. Cá bống oto (Otocinclus Catfish)

Cá Bống Oto hay còn gọi là Otocinclus Catfish, là loài cá cảnh được nhiều người yêu thích vì chúng rất giỏi ăn tảo và rêu trên các bề mặt trong bể thủy sinh.
Cá bống Oto giúp làm sạch bề mặt kính và lá cây thủy sinh trong bể. Giúp cải thiện quang hợp cho các cây thủy sinh.
Lưu ý khi nuôi cá oto ăn rêu hại:
- Bể cá cần đảm bảo luồng nước, hàm lượng oxy hòa tan cao, có nhiều gỗ, đá và cây thủy sinh để cung cấp thức ăn cho cá.
- Nuôi cá oto theo cách bầy đàn vì chúng thích sống đông đúc và không bị căng thẳng.
6. Cá bút chì (Siamese Algae Eater)

Đối với người chơi bể cá thủy sinh, khi gặp phải tình trạng bể bị nhiễm rêu, hầu như ai cũng nghĩ đến việc nuôi cá Bút Chì – một loại cá có khả năng tiêu diệt rêu hiệu quả.
Cá Bút Chì là một trong những loài cá không thể thiếu trong các bể cá thủy sinh. Chúng sống tốt trong môi trường có nhiều gỗ lũa và đá. Hoặc được trang trí với nhiều cây thủy sinh để chúng có thể ăn rêu và tìm nơi trú ẩn. Bạn có thể nuôi chúng cùng với các loài cá thụ động mà không cần phải lo lắng về sự chênh lệch kích thước.
Một số lưu ý khi nuôi cá bút chì ăn rêu tảo trong bể thủy sinh như sau:
- Cá bút chì có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn cá cảnh tươi và khô trên thị trường.
- Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo cho chúng được ăn đúng lượng thức ăn để chúng vẫn có thời gian ăn rêu tảo trong bể.
7. Cá chuột

Cá Chuột là chuyên gia dọn bể tầng đáy và rất quan trọng trong bể thủy sinh. Chúng ăn các loại thức ăn dư thừa ở tầng đáy và giữ cho nước trong hồ luôn sạch sẽ.
Những anh em nuôi cá thường chọn nuôi Cá Chuột cùng với một số loài cá khác trong bể. Nếu bạn muốn tìm các loài cá siêng năng để dọn dẹp tầng đáy, có thể tham khảo các loại ốc táo, cá tỳ bà, tép cảnh…
8. Ốc táo

Ốc táo vàng là loài ốc phổ biến trong cộng đồng yêu thích thuỷ sinh. Chúng giúp làm sạch bể bằng cách ăn thức ăn thừa, rêu và tảo, tạo ra một hệ sinh thái đa dạng cho bể. Việc chăm sóc chúng không quá khó khăn vì chúng có khả năng thích nghi và tự sinh tồn tốt.
Tuy nhiên, nếu không được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể chết. Với chỉ vài con ốc táo vàng trong bể, bạn có thể yên tâm về việc làm sạch bể và giữ cho môi trường thuỷ sinh mát mẻ và trong lành.
9. Cá mún

Cá mún là loài cá cảnh dễ nuôi, đẹp và giá rẻ nhất hiện nay. Nó còn có tên gọi khác là cá hoà lan hoặc cá hạt lựu vì khả năng chăm sóc vệ sinh bể cá.
Cá mún phù hợp với nhiều môi trường sống như trong hồ xi măng, hồ cá thủy sinh trong nhà hoặc các loại hồ tiểu cảnh. Để nuôi cá mún, bạn nên cho 7 con trở lên, đồng thời cung cấp các thức ăn tươi sống để cá phát triển và sinh sản nhanh.
10. Cá Pleco

Đối với người chơi thủy sinh, Tảo là một thách thức mà các chủ bể cá phải đối mặt. Việc giữ cho bể cá sạch và không có tảo là rất khó khăn.
Plecos là loài cá phổ biến được mua để giúp dọn dẹp tảo. Tuy nhiên, ít khi có đủ tảo trong bể để chúng có thể ăn đến nỗi ta có thể xem xét khả năng dọn dẹp tảo của chúng như thế nào.
Trên đây là thông tin về 10 loại cá , tép, ốc có khả năng diệt rêu hại trong bể thủy sinh cực tốt. Nội dung bài viết được Wiki Cá Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được một loại thủy sản phù hợp để nuôi trong bể thủy sinh nhé !