Trong bài viết này, Wiki Cá Cảnh chia sẻ cùng bạn thông tin về bệnh nấm trên cá KOI. Cũng như tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh nấm phổ biến khi nuôi cá KOI. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
1. Nguyên nhân cá KOI bị bệnh nấm
Khi nuôi cá cảnh trong bể hoặc ao hồ nhân tạo, chúng rất dễ bị bệnh nấm tấn công. Sau đây là một vài nguyên nhân cơ bản để bạn tham khảo:
- Môi trường sống kém: chất lượng nước trong bể bị ô nhiễm. Có thể do lượng thức ăn thừa của cá còn nhiều. Hoặc bạn nuôi cá với số lượng quá nhiều mà hệ thống lọc kém, dẫn đến chất thải của cá làm ô nhiễm nước.
- Con giống nhiễm bệnh: một nguyên nhân nữa là do bạn mua cá nhiễm bệnh từ các cửa hàng không uy tín. Nó làm lây nhiễm nấm cho những con cá đang khỏe mạnh trong hồ.
- Dinh dưỡng kém: nguồn thức ăn không đáp ứng đủ dinh dưỡng. Dẫn đến sức đề kháng của cá với bệnh kém. Cũng là nguyên nhân làm cho cá KOI bị nhiễm nấm.
- Cá bị thương: bệnh nấm cũng có thể xâm nhập vào cá qua các vết thương trên cơ thể. Do chúng căn lẫn nhau, hoặc trong quá trình vận chuyển cá…

2. Cách nhân biết cá KOI bị nhiễm nấm
Thông thường các bệnh về nấm trên cá cảnh sẽ xuất hiện ở những vị trí như: thân cá, miệng cá, mang và đuôi của cá. Tùy theo từng loại nấm mà chúng sẽ có từng đặc điểm nhận biết các khau.
Bệnh nấm | Dấu hiệu nhận biết |
---|---|
Nấm trắng (Multifiliis Ichthyophthirius) | Trên thân cá sẽ xuất hiện những chấm màu trắng nhỏ li ti, khi nhiều chúng sẽ xuất hiện cả trên vây cá. Bệnh sẽ làm cho thân cá trong có màu đục hơn. |
Nấm mang (Branchiomyces sanguinis) | Đây là loại bệnh nấm nguy hiểm, khả năng cá nhiễm bệnh sẽ chết sau 24 – 48h. Dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, đa phần cá bệnh phần mang sẽ có màu đỏ thẩm như bị bầm. |
Nấm đuôi (thối đuôi) | Quan sát phần đuôi cá, bạn sẽ thấy chúng tưa với phần đầu có màu trắng. Cá nhiễm bệnh lờ đờ, ít hoạt động. |
Nấm sợi bông (Saprolegnia) | Biểu hiện rõ nhất phải để của loại nấm này trên cơ thể cá Koi là xuất hiện những mảng bông màu xám hoặc trắng… |
Nấm miệng (Columnaris ) | Khi cá KOI bị nấm miệng, chúng sẽ có biểu hiện ăn kém hoặc bỏ ăn. Quan sát xung quanh miệng sẽ phát hiện những vết lỡ loét có màu hồng hoặc đỏ. |
3. Phương pháp trị nấm trên cá KOI phổ biến
Khi đã phát hiện cá KOI bị bệnh nấm, bạn cần tiến hành cách ly cá bệnh. Đồng thời chọn một trong những phương án chữa trị sau:
Phương pháp | Cách thực hiện |
---|---|
Sử dụng muối | Bạn có thể cần tăng độ mặn lên 12,5 bằng cách hòa tan 13h muối trong 1 lít nước. Nếu các triệu chứng vẫn còn sau một tuần ngâm nước muối, bạn nên tìm cách điều trị thay thế. |
Formalin / Malachite Green | Thuốc Malachite green và formalin thường được phối hợp để chữa trị bệnh nấm cá koi. Nếu dùng thuốc dạng kem, có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm nấm trên cơ thể cá. Còn nếu dùng dạng lỏng, cần pha 25 giọt vào mỗi lít nước và thêm 0,05 mg hỗn hợp vào. Điểm mạnh của malachite green và formalin là chúng có tác dụng diệt nấm rất hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi điều trị, các chất này có thể còn tồn tại trên cá trong nhiều tháng và có thể gây độc nếu sử dụng không đúng liều lượng. |
Thuốc trị nấm Bionock | Bionock là một loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị nấm cá koi. Và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng thủy sinh. Chỉ cần thêm một giọt Bionock vào mỗi 10 lít nước. Sau đó thay thế 30% nước sau 48 giờ . Và sử dụng liều thuốc ban đầu. Lặp lại quá trình này cho đến khi cá hồi phục hồi hoàn toàn. Để tăng tốc quá trình hồi phục, nhiệt độ nước cần được duy trì ở mức 30- 32 độ. |

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc trị nấm cho cá KOI sau:
+ Thuốc Tetra Nhật
Thuốc Tetra Nhật Bản chứa Sodium Nifurstyrenate, một chất kháng khuẩn mạnh có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra như thối mang, nấm trắng, đỏ da, đỏ vây, đỏ mặt, huyết áp xe, loét miệng và nhiễm trùng do ma sát trong quá trình vận chuyển. Ngoài cá koi, thuốc còn có thể sử dụng cho nhiều loại cá nước ngọt và nước lợ khác.
Thời gian điều trị thường kéo dài vài ngày. Trong thời gian này, cần lưu ý không cho cá ăn hoặc thay nước cho đến khi cá đã khỏi bệnh. Ngày đầu tiên, pha 12g thuốc vào 100 lít nước tùy theo trọng lượng cá. Ngày thứ hai, sử dụng 1g thuốc cho 150 lít nước. Ngoài ra, có thể kết hợp với tắm muối bằng công thức 5kg muối hột trên 1000 lít nước và giữ nhiệt độ khoảng 30 độ C (nếu mùa đông, có thể sử dụng máy sưởi).
Khi điều trị, cần đảm bảo chỉ sử dụng thuốc Tetra Nhật mà không pha trộn với bất kỳ loại thuốc diệt nấm nào khác. Nếu đã sử dụng loại thuốc khác trước đó, cần thay 80% nước và dưỡng cá trong ngày, sau đó tiếp tục thay 50% nước và bổ sung thêm thuốc Tetra Nhật. Sau khi cá đã khỏe mạnh, nên cho cá vào bể nuôi một ngày để cá bài tiết hết phân, sau đó thay 80% nước cũ bằng nước có chứa clo và thêm thuốc để tránh cá tiếp tục phân làm bẩn nước.
+ API Pimafix
Thuốc chữa nấm cho cá cảnh API Pimafix có thành phần chính là Pimenta racemosa 1, giúp điều trị hiệu quả các loại nấm trên cá koi mà không gây ảnh hưởng đến màu nước, độ pH hoặc cây thủy sinh. Quá trình điều trị kéo dài 7 ngày, mỗi ngày sử dụng 5 ml cho 38 lít nước. Khi kết thúc điều trị, cần thay 25% nước trong bể.
3. Tổng kết
Theo chia sẻ của nhiều anh em nuôi cá KOI chuyên nghiệp. Khi cá bị bệnh, tốt nhất bạn nên tách chúng ra riêng. Sử dụng một trong những loại thuốc sau: API Pimafix, Tetra Nhật, Bionock hoăc Formalin / Malachite Green để điều trị
Khi cá KOI bị nấm chúng thường sẽ yếu và khả năng cá chết rất cao, nếu bạn không phát hiện và chữa trị kiệp thời.
Trên đây là thông tin về bệnh nấm trên cá KOI – Cũng như là cách nhận biết và chữa trị một số bệnh nấm thường gặp khi nuôi cá KOI. Nội dung bài viết được Wiki Cá Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm được 1 phương pháp trị nấm cho cá KOI hiệu quả nhé !