Trong bài viết này, Wiki Cá Cảnh xin chia sẻ cùng bạn. Những bệnh thường gặp khi nuôi cá la hán tại nhà. Cũng như tìm hiểu về cách chữa bị khi cá la hán bị bệnh. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
1. Làm sao nhận biết cá la hán bị bệnh?
Cá La hán khi đã bị bệnh thường có biểu hiện lộ ra bên ngoài như sau:
- Ăn chút ít hoặc bỏ ăn (mặc dầu loài này nổi tiếng háu ăn và ăn gần như không ngừng nghỉ). + Bơi uể oải, chậm chạp hoặc bơi không tự nhiên.
- Mình cá tiết nhiều chất nhầy.
- Bộ cầu mắt lồi ra khỏi hốc mắt.
- Cá nằm bất động dưới đáy hồ…
Khi phát giác cá nuôi có một trong những triệu chứng như vậy ta nên tìm cách điều trị thích hợp, nhanh chóng để cứu sống con cá La hán đẹp của mình.
2. Những bệnh thường gặp khi nuôi cá la hán
2.1 Bệnh đường ruột
Do niêm mạc ruột của cá quá nhạy cảm nên sự tích tụ quá nhiều mầm bệnh trong đường ruột sẽ gây hại đến niêm mạc ruột. Từ đó, cho ta ‘hấy hầu hết các bệnh của cá La Hán đều có nguồn gốc từ đường ruột.

2.2 Ký sinh đường ruột:
Do bộ ruột cá nhiễm khuẩn nên nó tiêu phân trắng, có nhớt. Bệnh ở thể nhẹ trông cá vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng khi cá đã bỏ ăn thì đó là triệu chứng bệnh đã nặng.
Phương pháp điều trị Cá la hán bị nhiễm khuẩn đường ruột là nên trộn thuốc kháng sinh Chloramphenicol vào thức ăn với liều lượng 500mg cho 100g thức ăn. Đồng thời bạn cần tăng nhiệt độ nước hồ thêm khoảng 30°C. Có thể dùng thuốc Metronidazol theo liều lượng ghi trong toa để chữa trị cũng tốt.
2.3 Bệnh sình bụng
Do ăn quá no hoặc ăn phải thức ăn thiu thúi nên bụng cá phình to, bơi lội rất nặng nề, khó nhọc. Cần bắt cá bệnh ra nuôi riêng, nếu nó đang được nuôi chung hồ với cá khác.
Cá bệnh tiêu phân trắng, nhầy. Bệnh này do nhiễm vi rút, cũng có thể kết hợp với nhiễm khuẩn, bụng phình to do xoang bụng chứa đầy chất lỏng.
Bạn có thể điều trị cá la hán bị bệnh sình bụng với thuốc Chloramphenicol theo liều lượng có ghi rõ trong toa.
2.4 Nhiễm sán, lãi
Cá La hán bị bệnh sán lãi không những chậm lớn mà còn ốm yếu nữa. Với cá bị bệnh này ta thường thấy một phần thân sán ló dài ra ngoài hậu môn.
Bạn có thể chữa trị bệnh này bằng cách dùng 200mg thuốc Flubendazol pha với 100 lít nước điều trị trong một tuần, hy vọng sẽ khỏi.
2.5 Nhiễm giun tóc
Giun tóc là loại giun tròn, bề ngang khoảng 1mm và chiều dài cũng độ 2cm mà thôi. Giun tóc xâm nhập vào bụng cá qua thức ăn tươi sống mà ta cung cấp cho cá hằng ngày.
Thông thường những con cá La hán có thân mình ốm yếu là nó đã bị bệnh giun tóc nặng. Cá đã bị bệnh giun thì biếng ăn, sẫm màu. Trứng giun sẽ theo phân cá ra ngoài rồi sẽ xâm nhập trở lại vào bụng nó. Do nó tìm mồi có sẵn trứng giun này ở đáy hồ. Vào ruột cá, trứng nở thành giun con và rút tỉa hết các chất bổ dưỡng của cá.
Phương pháp để trừ hết trứng giun, không gì tốt hơn là nên năng thay nước hồ. Đồng thời kết hợp với việc dùng thuốc Flubendazol trộn vào thức ăn cho cá. Phòng ngừa cá bị bệnh này cũng theo cách đó.
2.6 Cá la hán bị hệnh sưng mắt
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau mắt của cá là do nước hồ lâu ngày không được thay nên nhiễm bẩn. Khiến các mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… Chúng chờ dịp mắt bị thương tổn là xâm nhập tấn công. Mặt khác cũng còn do thức ăn của cá thiếu dinh dưỡng lâu ngày, như thiếu hụt vitamin và các vi lượng cần thiết.
Bệnh sưng mắt của cá La hán, có thể bị sưng một hay cả hai mắt. Lúc đầu sưng ít nhưng ngày càng sưng to. Nếu hốc mắt bị vi khuẩn xâm nhập thì toàn bộ cầu mắt sẽ lồi hẳn ra khỏi hốc mắt.
Trong trường hợp vi khuẩn tấn công theo đường thần kinh thị giác lên đến não thì cá khó sống được. Trong trường hợp bị bệnh nhẹ cá sẽ bị mù hoặc bị hỏng một mắt.

2.7 Bệnh mắt kéo mây (kéo màn)
Do vận chuyển hoặc do mắt cá va chạm vào những vật trang trí trong hồ hoặc dụng cụ đựng như xô, thùng thiếc, nên mắt bị thương tổn. Nếu sự cọ xát đó nhẹ thì mắt đau thường tự khỏi trong thời gian ngắn. Trừ trường hợp vi khuẩn tấn công vào phần giác mạc của con mắt đau sẽ dẫn đến bị mù, vì vi khuẩn phá hủy hoàn toàn các phần trong mắt.
2.8 Các bệnh do nấm
Bệnh nấm làm cho cá La hán ốm yếu lần mòn, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm cho cá chết.
Lúc đầu nấm bám vào vết thương trên mình cá khiến vết thương đó xuất hiện những sợi tơ màu trắng như sợi bông gòn.
Bệnh làm cá ngứa ngáy khó chịu nên thường cọ mình vào thành hồ, vào các vật trang trí trong hồ cho đã ngứa. Từ đó tạo ra những vết thương mới khác và bệnh nấm được dịp tốt lan truyền rộng ra mãi. Cuối cùng toàn thân con cá như có một lớp cát trắng bao phủ. Và lúc này bệnh đã nặng, khó lòng chữa trị được nữa.
Phương pháp chữ trị cá la hán bị nhiễm bấm là.
- Chỉ khi thấy nấm xuất hiện một vài nơi trên mình cá. Bạn chỉ cần dùng 200g muối hòa tan vào một chén nước sôi để nguội.
- Sau đó bắt cá ra, dùng bông gòn nhúng vào nước muối để rửa cho nấm tróc hết ra, trước khi thả cá trở lại vào hồ.
2.9 Cá la hán bị bệnh nhớt trắng
Bệnh này do vi khuẩn Costa gây ra, khiến da cá nhớt trắng bao phủ bên ngoài. Chữa trị bằng thuốc Malachitgreenoxalat.
2.10 Cá bị trầy xướt, xây xát
Do bản tính của cá La hán hiếu chiến nên thích gây sự đuổi đánh nhau. Hoặc do vận chuyển từ vùng này đến vùng khác khiến mình cá bị xây xát đến nỗi rách vây tróc vảy, trông rất thảm hại.
Nếu không lo chữa trị kịp thời những vết thương ngoài da đó sẽ bị nấm xâm nhập. Khiến bệnh càng nặng hơn, khó trị hơn.
Cách chữa trị cũng tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần bắt cá ra ngoài rồi thả vào hồ có dung dịch muối với nồng độ cao (1 kg muối pha với 100 lít nước) từ nửa giờ đến một giờ. Để sát trùng cho các vết xây xát trầy trụa trên mình cá mau lành. Bệnh này có nơi gọi là bệnh viêm da của cá La hán.
2.11 Cá la hán bị sùi da
Bị bệnh sùi da, khiến phần da và vảy của cá La hán bị sần sùi trông mất đẹp. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do nước hồ lâu ngày không thay nên quá bẩn. Bệnh do vi rút Lymphocystis gây ra. Chỉ cần thay nước hồ theo định kỳ là ngăn ngừa được bệnh này cho cá.
2.12 Bệnh mụn đầu
Triệu chứng của bệnh là trên đầu cá La hán xuất hiện nhiều lỗ nhỏ. Trông như mụt mụn màu trắng có chất nhầy bao chung quanh. Triệu chứng thứ hai là phân của cá bệnh dạng sợi dài màu trắng.
Nguyên nhân là do cá sống trong môi trường nước quá ô nhiễm. Nên kí sinh trùng Hexamita mới có cơ hội tốt để tác hại.
Phương pháp chữa trị bệnh :
- Phải cách ly cá bệnh ra chữa trị trong hồ có pha thuốc Dimetridazole (một lít nước pha với 5mg thuốc).
- Cần phải chữa trị ngay bệnh này khi phát hiện cá mới bị bệnh, vì nếu bệnh đã trở nặng sẽ rất khó chữa.

3. Câu hỏi thường gặp khi trị bệnh cho cá la hán
Theo chia sẻ của nhiều người nuôi cá la hán chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng Tetracyclin để hỗ trợ điều trị bệnh nấm của cá la hán. Quá trình điều trị bao gồm:
Bước 1: Tách cá bệnh riêng một bể khác, sử dụng sưởi bể cá ở mức 30 – 32 độ C. Sử dụng kèm với muối hạt và sục khí oxy liên tục.
Bước 2: Sử dụng từ 1- 2 viên Tetracyclin ( tùy theo dung tích hồ cá) hòa vào nước sạch và cho vào bể. Lưu ý: Tắt lọc và bật oxy liên tục để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 3: Qua hom sau bạn tiến hành thay 50% lượng nước + muối hạt. Duy trì quá trình trong 3 – 5 ngày thì cá sẽ khỏi bệnh.
Trình trạng cá la hán bỏ ăn, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví du: cá chưa đói, cá nhiễm ký sinh trùng, hệ tiêu hóa gặp vấn đề, cá bị stress…. Bạn nên quan sát bể cá thường xuyên để tìm ra nguyên nhân và hướng xử lí kịp thời nhé.
Cá la hán bị nhiễm nấm là bệnh rất thường gặp khi bạn nuôi cá tại nhà. Không phân biệt là người chuyên nghiệp hay không chuyên. Chỉ cần bạn chăm sóc bể cá không kĩ thì chúng có thể nhiễm bệnh ngay. Sau đây là một số gợi ý về cách phòng bệnh nấm khi nuôi cá la hán để bạn tham khảo.
+ Tăng nhiệt độ vào mùa đông cho bể cá bằng sưởi
+ Thay từ 30 – 40% lượng nước trong bể định kì theo tuần hoặc tháng + sử dụng muối hạt
+ Tăng cường các loại vi sinh có lợi trong hồ cá. Nó sẽ giúp loại bỏ lượng thức ăn thừa của bể.
Trên đây là thông tin về 12 bệnh thường gặp khi nuôi cá la hán tại nhà. Cũng như cách chữa trị khi cá la hán bị bệnh. Nội dung bài viết được Wiki Cá Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn chăm sóc tốt hơn cho bể cá la hán tại nhà nhé.