Đối với những người nuôi cá betta (lia thia, cá xiêm) chuyên nghiệp, việc ép cá betta đối với họ là vô cùng đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn là một người mới tập nuôi thì tất cả không hề đơn giản chút nào đâu nhé.
Bài viết hôm nay, WIKICACANH.COM sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Kỹ thuật ép cá betta tại nhà”. Cũng như là cách chăm sóc cho cá con. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
Đặc điểm sinh sản của cá betta
Cá betta là dòng cá cảnh săn mồi nước ngọt. Tại Việt Nam chúng còn có tên gọi khác là cá lia thia, cá xiêm, cá phướng, cá chọi . Chúng được tìm thấy lần đầu tiên tại các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Cá betta có nhiều màu sắc sặc sở với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên.
Quá trình sinh sản ở cá Betta rất là thú vị. Đây là loài cá cảnh sinh sản bằng hình thức đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, con đực sẻ tạo tổ bằng bọt khí. Con đực sẽ quấn lấy con cái (ép) để con cái đẻ trứng và nó phóng tinh trùng vào để thụ tinh. Mỗi lần con cái có thể đẻ khoản 10- 40 quả trứng.
Sau khi quá trình giao phối + thụ tinh trứng hoàng tất. Con đực có nhiệm vụ ấp trứng và chăm sóc con non khi trứng nở.
Kỹ thuật ép cá Betta tại nhà
Nếu ngoài môi trường tự nhiên, cá betta sinh sản trong các ao hồ nước ngọt. Chúng thường chọn những vùng nước nông (cạn) với nhiều rong tảo để tạo bọt và đẻ trứng.
Dựa vào những đặt điểm đó, khi đưa về lại tạo tại nhà. Chúng ta cũng cần phải có những bước chuẩn bị chu đáo để chúng có thể sinh sản 1 cách bình thường nhất.
1/ Chọn cá giống (cá bố – mẹ)
Cá betta có thể sinh sản (ép) là những con trưởng thành. Thông thường người ta chọn những con cá đã được nuôi từ 3 – 4 tháng để ép.
Về màu sắc, hình dáng, đặc điểm vây, tay bơi… Tùy theo sở thích của từng người mà chúng ta lựa chọn nhé.
Một vài lưu ý khi chọn cá betta giống để ép:
+ Cá trống: lựa chọn những con khỏe mạnh, thỏa đều kiện về độ tuổi như trên. Bạn có thể quan sát hồ nuôi, nếu thấy cá bắt đầu nhả bọt là có thể chọn.
+ Cá mái: quan sát cá mái, nếu thấy bụng trứng căng tròn như trái bóng bầu dục. Có màu sắc ngã vàng tức là trứng đã chín và có thể mang đi ép.
+ Nếu bạn đang cho cá ăn thức ăn khô, trước khi mang cá đi ép nên bổ sung thêm thức ăn tươi: trùn chỉ, bobo, tôm, tép .. Để tăng số lượng trứng nhiều hơn khi ép nhé
2/ Chuẩn bị dụng cụ ép (hồ ép cá)
Dụng cụ ép cá betta cũng không quá cầu kì đâu nhé. Bạn chỉ cần sử dụng những vật dụng có sẳn như: thùng nhựa, thau nhựa, thùng kem … Có kích thước 30×30 hoặc 30×20 là được.
Setup hồ ép cá betta gồm:
+ Cho thêm rong tảo, bèo vào trong hồ ép để cá mái có thể trú ẩn sau khi đẻ trứng
+ Bổ sung thêm lá bàng hoặc nước lá bàng để giúp cân bằng độ pH của nước, kích thích cá mái đẻ trứng
+ Bạn có thể cho thêm 1 vật nổi trên mặt, để cá trống có thể tạo bọt. Có thể là 1 tấm mút nhỏ, lá cây, bèo tây, hoặc 1 cái nắp ly nhựa …
+ Chỉ để mực nước trong hồ ép ở mức từ 5 – 7cm thôi nhé
3/ Thả cá vào ép
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước ở trên. Bây giờ bạn có thể tiến hành thả cá bố + mẹ vào hồ để ép. Theo kinh nghiệm của anh em chuyên ép cá betta, họ thường thả cá vào lúc chiều mát.
Sau khi thả cá vào bạn có thể quan sát chúng trong khoản 15 – 20 phút. Nếu chúng hòa thuận và không qua căng thẳng thì bạn cứ đậy nắm hồ lại. Qua hôm sau bạn mở ra kiểm tra, nếu thấy tổ bọt có những đốm vào trắng đục. Và bụng cá mái đã không còn căn tròn nữa. Lúc này bạn hãy bắt cá mái ra để cho cá trống ở lại ấp trứng nhé.
4/ Ấp trứng & Chăm sóc con non
Sau khi bạn xác định là cá mái đã đẻ trứng xong, bạn hãy vớt nó ra khỏi hồ ép. Để cá trống ở lại ấp trứng và chăm sóc con non sau này.
Thông thường trứng được ấp sau 2-3 ngày sẽ nở hết. Cá trống sẽ vẫn chăm sóc con non cho tới khi chúng có thể bơi ngang được.
5/ Chăm sóc cá betta con
Cá trống ấp trứng sau 2 – 3 ngày thì chúng sẽ nở hết. Bạn đâu cá con sẽ không thể bơi ngang, và chúng ta cũng không cần cho chúng ăn gì cả. Cá con sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng từ noãn hoàn còn lại để phát triển. Đến ngày thứ 3 – 4 khi cá có thể bơi ngang, nõn bắt đầu hết dần. Chúng sẽ cần cho chúng ăn thêm thứ ăn.
Đối với cá con 2-3 ngày tuổi, chúng còn rất bé. Bạn có thể sử dụng lòng đỏ trứng luột, nghiền nhuyễn, sau đó dùng tăm bông chấm vào chỗ cá con.
Sau khi cá con khoản 7 ngày tuổi, bạn có thể bổ sung 1 vài loại thức ăn tươi như: bobo, trùn chỉ, trứng nước …
Tóm tắt các bước ép cá betta
Trung bình trứng cá betta sẽ nở sau: 3 ngày
Quá trình ép cá betta tại nhà có thể thực hiện qua các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Chọn cá bố mẹ
Chỉ chọn những con cá bố mẹ khỏe mạnh và có tuổi trung bình từ 3 – 4 tháng. Màu sắc thì có thể chọn tùy theo sở thích của bạn nhé
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ ép cá
Sử dụng hồ ép cá betta có kích thước 30×30 hoặc 30×20. Bên trong hồ có thể bổ sung thêm nước lá bàng. Rong tảo để tạo môi trường tự nhiên. Cho thêm bèo hoặc lá cây nổi được trên mặt nước để cá trống tạo tổ bọt
- Bước 3: Thả cá vào ép
Thả cá trống và mái vào hồ ép, sử dụng nắp đậy kín lại để ở nơi yên tĩnh để chúng sinh sảnh. Sau 24 giờ, bạn cần mở ra quan sát hồ ép nhé.
- Bước 4: Tách cá mái khỏi hồ ép
Sau kho quan sát thấy cá đã đẻ trứng, bạn tiến hành tách cá máy ra khỏi hồ. Chưa cá trống ở lại ấp trứng và chắm sóc con non
- Bước 5: Chăm sóc cá con
Cá trống ấp trứng sau 2-3 ngày sẽ nở hết. Sau khoản 2 – 3 ngày tiếp theo bạn cho cá ăn lòng đỏ trứng luột. Sau 7 ngày cá có thể ăn bobo, trùn chỉ, bọ nước ….
Những câu hỏi thường gặp
Bạn có thể ép cá betta quanh năm, tuy nhiên theo những người có kinh nghiệp chia sẻ. Bạn không nên ép cá vào thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh.
Thường người ta sẽ tách (vớt) cá trống ra sau khi cá con có thể bơi ngang nhé
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng 1 dụng cụ trong suốt như: ly nhưa, chai nhựa, thủy sinh.. Để tách cá mái ra khỏi cá trống khoản 1 ngày. Sau đó thử bỏ ra để ép lại nhé.
Nếu chúng vẫn cắn nhau, thì bạn có thể nhĩ đến phương án đổi cá trống hoặc cá mái khác
Cá con chỉ thật sự cần mồi trong khoản 5 – 7 ngày sau khi trứng nở. Bạn có thể cho chúng ăn lòng đỏ trứng luộc, bobo, trùn chỉ ….