11+ loại cá cảnh dễ nuôi cho người mới tập chơi

Nuôi cá cảnh tại nhà đang là thú vui được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để thành công. Điều quan trọng nhất là chọn được loại cá cảnh dễ nuôi dành cho bạn.

11 loại cá cảnh dễ nuôi cho người mới

Trong bài viết này, WIKICACANH.COM sẽ gợi ý giúp bạn. 11+ loại cá cảnh dễ nuôi tại nhà dành riêng cho người mới tập chơi cá cảnh. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

1. Lợi ích của việc nuôi cá cảnh tại nhà

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh tại nhà đang dần trở nên phổ biến với nhiều đối tượng. Từ những bạn trẻ đến những người trung nhiên và lớn tuổi. Bạn có biết nuôi cá cảnh trong nhà sẽ rất tuyệt vời ?

+ Bể cá cảnh đặt trong nhà như là một vật trang trí vô cùng độc đáo đấy

+ Giúp không gian nhà bạn gần gũi với thiên nhiên hơn

+ Giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi

+ Mang lại trải nghiệp thú vị khi tự mình nuôi và chăm sóc cá cảnh mỗi ngày

2. Danh sách 11+ loại cá cảnh dễ nuôi bạn cần biết

2.1 Cá vàng

cá vàng 3 đuôi dễ nuôi
Cá vàng / cá ba đuôi là loài cá phổ biến và tương đối dễ nuôi tại nhà cho người mới bắt đầu. Bạn có thể nuôi cá vàng trong bể thủy sinh hoặc các loại bể mini để bàn cũng rất đẹp

2.2 Cá betta

cá betta
Cá betta / cá xiêm là dòng cá chọi cảnh, chúng là một loại cá khỏe mạnh. Có khả năng sống tốt trong không gian nhỏ với lượng nước ít. Đây cũng là loại cá kiểng dễ nuôi mà bạn có thể chọn. Chỉ cần một chiếc bể mini từ 20cm là bạn có thể nuôi cá betta được rồi.

2.3 Cá bảy màu

Cá bảy màu được xem là loại cá kiểng quốc dân. Hầu như bạn có thể tìm mua loại cá cảnh ở bất kì cửa hàng cá cảnh nào cũng có. Chúng dễ nuôi, dễ chăm sóc. Không cần lọc, không cần oxy, không cần đèn thủy sinh… Chúng vẫn sống khỏe.

2.4 Cá ông tiên

cá ông tiên
Nếu nhà bạn có một bể thủy sinh từ 30cm trở lên, cá ông tiên là một lựa chọn tuyệt vời. Loài cá này rất khỏe mạnh, sống tốt với nhiều môi trường nước khác nhau. Lưu ý: bạn không nên nuôi loại cá cảnh này với các loài cá nhỏ khác như: bảy màu hoặc cá mún. Chúng sẽ tấn công những con cá con mới đẻ của 2 loài kia đấy.

2.5 Cá sặc gấm

cá sặc gấm
Môi trường sống và cách nuôi của cá sặc gấm cũng tương tự như cá ông tiên ở trên. Tuy nhiên, không gian bể để nuôi cá sặc gấm có thể nhỏ hơn. Do chúng không có 2 chiến râu dài như cá ông tiên.

2.6 Cá neon

cá neon
Neon là lựa chọn tuyệt vời để nuôi trong bể thủy sinh vừa và nhỏ. Với kích thước nhỏ chỉ từ 3 – 5cm, bạn có thể dễ dàng thả nuôi từ 5 – 10 con trong bể 30cm rất đẹp. Đây cũng là một dòng cá cảnh dễ nuôi và chăm sóc. Thức ăn chính của chúng là trùn chỉ, atermia hoặc các loại cám cho cá cảnh.

2.7 Cá sọc ngựa

cá sọc ngựa
Tương tự như cá neon, sọc ngựa cũng là một loại cá cảnh thủy sinh bơi theo đàn. Việc nuôi chúng cũng rất đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều thời gian. Chúng cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bể thủy sinh mini của bạn

2.8 Cá mún ( hạt lựu)

cá mún
Cá mún/ hạt lưu là một loại cá kiểng dọn bể tuyệt vời dành cho hồ thủy sinh. Nhưng bạn cũng có thể nuôi chúng trong các bể mini để bàn được đấy. Cá có sức sống mảnh liệt và phát triển rất tốt. Bạn có thể đặc bể cá mún trong nhà, trên bàn làm việc trong văn phòng đều được.

2.9 Cá tỳ bà

cá tỳ bà
Nếu bạn muốn tạo nét độc đáo cho không gian bàn làm việc. Hãy chuẩn bị một bể cá mini khoan 10 lít nước kèm theo vài viên sỏi. Việc tiếp theo là tìm mua 1 chú cá tỳ bà về nuôi. Với những hoa văn độc đáo trên cơ thể nó sẽ tạo điểm nhất cho bể cá của bạn. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn cá cảnh dạng chìm hoặc dưa chuột cũng được

2.10 Cá lóc kiểng

Những năm gần đây, phong trào nuôi cá lóc cảnh đang rất sôi động. Mặc dù đây là dòng cá cảnh dễ nuôi tại nhà, nhưng để nuôi được cá lóc. Bạn cần chuẩn bị 1 bể nuôi có kích thước tối thiểu 60 cm trở lên nhé. Lưu ý đây là một loại cá cảnh săn mồi, nên chúng sẽ không thích hợp để ăn các loại thức ăn viên nhé.

2.11 Cá tai tượng da beo

cá tai tượng da beo
Tương tự như cá lóc cảnh, tai tượng da beo cũng là một dòng cá săn mồi. Mặc dù nó dễ nuôi và chăm sóc, nhưng bạn nên cân nhắc trước khi chọn nuôi nó nhé.

3. Cách chăm sóc cá cảnh tại nhà

Sau khi bạn đã chọn được 1 trong 11 loại cá cảnh dễ nuôi ở trên. Việc tiếp theo là chuẩn bị hồ bể để nuôi và chăm sóc cá thật tốt. Và đây là một số lưu ý trong khi chăm sóc cá cảnh tại nhà bạn nên tham khảo:

3.1 Nguồn nước & Bể nuôi

Hầu hết các loại cá cảnh ở trên đều là dòng cá nước ngọt. Chính vì thế bạn có thẻ sử dụng nước ao hồ, sông suối hoặc nước máy (đã khử Clo) để nuôi cá đều được.

Tuy theo kích thước của các loại cá cảnh mà bạn nên chọn bể cá có size phù hợp. Ví dụ với một số loại cá nhỏ như: bảy màu, betta, cá vàng, cá mún… Bạn chỉ cần nuôi chúng trong bể cá mini là được rồi. Ngược lại nếu là các dòng cá săn mồi như: lóc cảnh, tai tượng da beo… Cần có hồ từ 60cm trở lên nhé.

Những phụ kiện cần thiết khi tự mình setup bể nuôi cá cảnh tại nhà gồm: lọc (lọc treo hoặc lọc tràn); Đèn thủy sinh; Máy oxy. Trong trường hợp bạn muốn tạo một hồ thủy sinh đơn giản. Có thể bổ sung thêm: sạn sỏi hoặc cát để làm nền. Các loại cây thủy sinh cơ bản như: lan nước, ráy, thủy cúc… Các loại gỗ lũa thủy sinh cũng có thể sử dụng nhé.

Để đảm bảo vệ sinh và chất lượng nước tốt nhất cho cá trong chậu. Bạn nên tiến hành thay nước cho cá mỗi tuần 1 -2 lần tùy theo kích thước bể. Sử dụng thêm các loại vi sinh bể cá cảnh để ổn định chất lượng nước và loại bỏ các chất độc hại trong bể.

3.2 Thức ăn & Cách cho cá cảnh ăn

Hiện tại, các loại thức ăn dành cho cá cảnh tương đối dễ tìm. Từ các loại thức ăn tươi đến chế biến đều có thể mua ở cửa hàng cá cảnh. Việc cần thiết là bạn lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho cá mà thôi.

+ Cá cảnh nhỏ: bạn có thể sử dụng thức ăn như trùn chỉ, bobo, atermia, các loại cám

+ Cá cảnh săn mồi: có thể cho cá ăn tôm tép, cá nhỏ , thịt … Các loại côn trùng như: dế, sâu

Tốt nhất mỗi ngày bạn nên cho cá ăn từ 2 – 3 lần. Mỗi lần chỉ cho cá ăn một lượng thức ăn vừa phải. Tránh cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn còn thừa sẽ làm ô nhiễm nước trong bể. Dễ làm cho cá bị nhiễm bệnh.

4. Câu hỏi thường gặp

Nuôi cá trong bể mini để bàn có cần thêm lọc và oxy không?

Tuy theo thiết kế của từng loại bể cá mini để bàn. Bạn có thể trang bị thêm các phụ kiện trên. Nhưng nếu chỉ nuôi những dòng cá cảnh dễ nuôi như: bảy màu, cá mún, betta thì cũng không cần đâu nhé.

Bể nuôi cá có đặc trong phòng máy lạnh được không?

Được và rất tốt. Hầu hết các loại cá cảnh nước ngọt đều thích nghi tốt với môi trường nước có nhiệt độ từ 22 – 30 độ C. Chính vì thế, đặc bể cá cảnh trong phòng máy lạnh là điều tuyệt vời.

Bao lâu thì thay nước cho bể cá cảnh?

Tùy theo kích thước bể và các loài cá cảnh nuôi trong bể. Bạn sẽ cần phải thay nước từ 1 – 2 lần mỗi tuần nhé. Tuy nhiên, với những bể cá lớn có hệ thống lọc tốt, thời gian này có thể lâu hơn. Trung bình mõi tháng sẽ từ 1 – 2 lần nhé.

Trên đây là gợi ý về danh sách 11+ loại cá cảnh dễ nuôi của chúng tôi . Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được cho mình một loại cá cảnh phù hợp. Hãy ghé thăm website www.wikicacanh.com thường xuyên. Để xem thêm cách nuôi nhiều loại các cảnh khác nhé.

5/5 - (2 bình chọn)