Trong bài viết này, Wiki Cá Cảnh chia sẻ thông tin về Những đều bạn cần biết khi nuôi cá cảnh trong nhà. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !
Nôi dung bài viết
1. Vì sao chúng ta nên nuôi cá cảnh trong nhà?
Nuôi cá cảnh trong nhà giống như bạn đang chăm sóc một con thú cưng vậy. Nó sẽ tạo ra cho bạn những lợi ích tuyệt vời.
+ Đầu tiên khi bạn đặt bể cá cảnh trong nhà, đây là một cách trang trí nhà cửa vô cùng độc đáo.
+ Giải pháp giáo dục tuyệt vời nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ. Chăm sóc một hồ cá trong nhà sẽ giúp trẻ tiếp cận được nhiều vốn từ về sinh học. Ví dụ như các loại cá cảnh, cây thủy sinh, cách nuôi cá….
+ Đối với sức khỏe con người, nuôi cá cảnh trong nhà là giải pháp hỗ trợ về tâm lý với trẻ tự kỷ. Sự kết hợp của âm thanh nước chảy và hoạt động của cá cảnh. Giúp bạn thư giản đầu óc, giảm căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập.
+ Trong thế giới tâm linh, một bể cá phong thủy tốt sẽ giúp thu hút tài vượng và bình an cho cả gia đình. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phong thủy nhé.
2. Cần chuẩn bị những gì trước khi nuôi cá trong nhà
Đối với những bạn mới lần đầu nuôi cá cảnh, sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra trong đầu. Nuôi cá cảnh có dễ không? Cá cảnh ăn gì? Đặt hồ cá cảnh ở đâu trong nhà hợp phong thủy? Sau đây là một số vấn đề bạn cần biết trước khi chuẩn bị nuôi cá cảnh:
2.1 Chọn loại cá cảnh
Nếu bạn là một người lần đầu tiên nuôi cá cảnh, việc lựa chọn một loại cá cảnh dễ nuôi. Sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa việc cá cảnh bị chết trong quá trình chăm sóc.
Gợi ý với bạn một số loại cá cảnh dễ nuôi như sau:
- Các dòng cá nhỏ: cá bảy màu, cá thần tiên, cá mún, cá betta, cá cánh buồm…
- Các dòng cá săn mồi: cá lóc cảnh, cá tai tượng da beo, cá phát tài, …
2.2 Hồ nuôi cá
Tùy theo từng không gian nhà ở mà bạn nên chọn loại hồ và kích thước hồ cá phù hợp. Sau đây là gợi ý của Wiki Cá Cảnh về các loại hồ và kích thước để bạn tham khảo:
- Nuôi cá để bàn: bạn có thể sử dụng các mẫu bể thủy sinh dạng tròn hoặc hồ cá cubic. Với size khoản 20 – 30cm hoặc chứa được 30 – 50 lít nước. Trong những bể nuôi cá để bàn nhỏ, bạn có thể nuôi cá dòng cá bé như: bảy màu, cá mún, cá trăm…
- Hồ nuôi cá cơ bản: bạn có thể setup những hồ nuôi cá cảnh tại nhà. Với kích thước từ 30cm – 80cm, đủ để bạn có thể nuôi cá dòng cá cảnh lướn hơn như: cá lóc kiểng, cá la hán, cá vàng hoặc cá phát tài.
- Hồ bằng xi măng: Đây là dạng hồ nuôi được thiết kế theo dạng tiểu cảnh. Kết hợp bên dưới chân cầu thang hoặc góc vườn. Với loại hồ cá này bạn có thể nuôi rất nhiều dòng cá cảnh tùy ý.
Nên đặt hồ cá ở vị trí nào trong nhà?
Thông thường các loại cá cảnh hiện nay đều thích nghi tốt với nhiệt độ trung bình từ 22 – 28 độ C. Trừ một số trường hợp các loại cá cảnh nhập khẩu sẽ cần có môi trường sống riêng biệt. Chính vì thế, hãy đặt hồ cá cảnh ở vị trí mát nhất trong nhà của bạn. Nó sẽ giúp duy trì nhiệt độ nước trong bể ở mức lý tưởng cho cá và các loại cây thủy sinh phát triển.
Ngoài ra, vị trí đặt hồ còn được nhiều gia đình xem là quan trọng. Vì theo phong thủy, vị trí của hồ cá trong nhà ảnh hưởng đến tài vận và bình an của cả gia đình.
Bạn có thể tham khảo thêm : Vị trí đặt hồ cá theo phong thủy nhà ở
2.3 Nguồn nước nuôi cá
Nên sử dụng loại nước nào để nuôi cá cảnh trong nhà? Đây là câu hỏi được rất nhiều người mới tập nuôi cá cảnh quan tâm. Hiện nay, đa phần các loại cá cảnh bán trên thị trường là cá nước ngọt. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước sau đây để nuôi cá cảnh:
- Sử dụng nước ao hồ, sông suối để nuôi cá cảnh: Bạn cần lắng nước từ 1 – 3 ngày trước khi thả cá cảnh vào nuôi. Để giúp loại bỏ cặn, bụi và các tạp chất có trong nước.
- Sử dụng nước giếng khoan để nuôi cá: Bạn cần kiểm tra về độ mặn và chua của nước giếng trước khi nuôi cá nhé
- Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: đây cũng là một giải pháp, tuy nhiên cần kiểm tra kỹ nước mưa về độ axit trước khi thả cá vào nuôi nhé
- Nuôi cá cảnh bằng nước máy (thủy cục): Đây là loại nước tốt vì đã được xử lý bụi bẩn và các chất độc hại. Tuy nhiên, trong nước máy có lượng chất tẩy CLO rất lớn. Bạn cần khử sạch lượng CLO trong nước máy từ 1 – 3 ngày rồi mới thả cá vào nuôi nhé.
2.4 Những phụ kiện cần thiết khi nuôi cá cảnh tại nhà
Tùy theo từng loại cá cảnh và từng mẫu hồ nuôi cá. Bạn cần chuẩn bị một số phụ kiện cần thiết trước khi nuôi cá cảnh như sau:
- Hệ thống lọc: đây là yêu cầu đầu tiên và rất cần thiết khi nuôi cá cảnh. Hệ thống lọc sẽ giúp tối ưu chất lượng nước trong hồ cá. Tạo môi trường sống lý tưởng cho cá cảnh phát triển. Giúp cá khỏe mạnh và ít bệnh vặc hơn. Tùy theo kích thước bể mà bạn có thể sử dụng các hệ thống lọc phổ biến như sau. Lọc treo (cho hồ size 30 – 60cm), Lọc tràn (sử dụng cho bể từ 60 trở lên), Lọc thùng (được thiết kết cho đa dạng các loại bể cá cảnh)….
- Máy oxy: Thiết bi này đặc biệt cần thiết khi bạn nuôi cá cảnh với số lượng nhiều trong 1 bể nhỏ. Nó sẽ giúp bổ sung dưỡng khí cho cá tồn tại và sinh trưởng.
- Quạt hồ cá: đây có thể được xem là thiết bị cần thiết nếu vị trí đặt hồ cá của bạn trong nhà có nhiệt độ cao. Nó sẽ giúp làm mát nước hồ cá một cách nhanh chóng
- Đèn thủy sinh: Thiết bị này ngoài được sử dụng để trang trí, nó còn giúp nâng cao khả năng phát triển màu sắc của cá cảnh. Giúp các loại cây thủy sinh trong bể quang hợp và sinh trưởng.
- Máy CO2: Đây là phụ kiện chỉ dành cho những bạn nuôi cá cảnh kết hợp với thủy sinh.
- Các loại cây thủy sinh: giúp trang trí và tạo môi trường sống tự nhiên cho cá cảnh
- Phụ kiện trang trí khác: ống sứ, sỏi sạng suối, lũa, ….
2.5 Thức ăn của cá cảnh
Đa phần các dòng cá cảnh bán trên thị trường hiện nay đều thích ăn thức ăn dạng tươi. Sau đây là một số loại thức ăn dành cho cá cảnh bạn có thể tham khảo:
- Thức ăn tươi: thịt tôm, tép nhỏ, trùng chỉ, trùng huyết, bobo, atermia… Đối với các dòng cá cảnh săn mồi, bạn có thể cho chúng ăn thêm: sâu gạo, dế, nhái…
- Các loại thức ăn dạng viên hoặc cám cho cá cảnh như: cám Thái INVE, Cám nhật B2, Hoặc các loại thức ăn viên cho cá cảnh có bán ngoài tiệm cá.
2.6 Cách cho cá ăn
Tùy theo từng dòng cá, từng giai đoạn phát triển mà bạn nên cho cá ăn đúng cách. Ví dụ với cá bé thường sẽ cho ăn từ 3 – 5 lần trong ngày và cá lớn thì sẽ ít hơn khoản 2 – 3 lần trong ngày là đủ.
Lưu ý: mỗi lần bạn chỉ cho cá ăn một lượng thức ăn vừa đủ. Tránh để quá nhiều thức ăn thừa sẽ làm ô nhiễm nước trong bể. Dễ làm cá cảnh của bạn bị nhiễm bệnh.
2.7 Chăm sóc bể nuôi cá cảnh tại nhà
Để cá trong bể luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hãy cố gắng thay nước bể cá của bạn mỗi tuần từ 1 – 2 lần. Với lượng nước mỗi lần thay là 30 – 40% nước trong bể hiện tại.
- Dành thời gian cho cá ăn, quan sát để phát hiện những thay đổi bất thường của cá. Từ đó bạn sẽ có phương án xử lí kiệp thời.
- Vệ sinh bộ lọc, cắt tỉa cây thủy sinh thường xuyên,… Sẽ giúp tạo không gian rộng rãi cho cá cảnh hoạt động trong bể.
- Một gợi ý tuyệt vời là bạn có thể sử dụng các loại vi sinh cho bể cá cảnh. Nó sẽ giúp cân bằng hệ vinh sinh có lợi trong bể cá. Giúp cá khỏe mạnh và tăng sức đề kháng với bệnh tật.
3. Câu hỏi thường gặp
Được ! Tuy nhiên, bạn cần đặt hồ cá cảnh ở một vị trí mà chó mèo không với tới được. Đối với mèo, bạn cần sử dụng nắp đậy hồ cá cẩn thân. Tránh trường hợp chúng sẽ vờn những chú cá cảnh của bạn đấy.
Được ! Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên sử dụng một tấm lưới cảng quang hoặc mành để che nắng (trong trường hợp ban công của bạn hứng nắng chiều). Nó sẽ giúp duy trì nhiệt độ hồ cá ở mức lý tưởng và hạn chế được các loại rong tảo hại tấn công.
Hiện tại, bạn có thể khử được clo trong nước máy tại nhà để nuôi cá đơn giản bằng cách. Cho nước vào một cái thau / chậu có đường kính lớn. Phơi nắng trung bình từ 1 – 2 giờ là có thể nuôi cá được rồi. Tuy nhiên, để an toàn cho cá cảnh, bạn nên để nước máy trong 1 – 2 ngày nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại vitamin C hoặc thuốc khử CLo trong nước có bán ngoài tiệm cá cảnh nhé.
Trên đây là thông tin và những điều bạn cần biết trước khi chuẩn bị nuôi cá cảnh trong nhà. Nội dung bài viết được Wiki Cá Cảnh tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết cách nuôi cá cảnh tại nhà nhé.