Kỹ thuật ép cá sặc gấm sinh sản

Như mọi người đã biết, cá sặc gấm là loại cá cảnh dễ nuôi dễ chăm sóc. Và chúng cũng rất dễ sinh sản sau từ 4 - 5 tháng nuôi.

ép đẻ cá sặc gấm

Cá sặc gấm (Trichogaster lalius) là loài cá cảnh đẹp mắt được nhiều người chọn nuôi tại nhà. Ngoài đặt điểm trên, chúng còn sinh sản rất nhanh và nhiều. Chỉ cần bạn nuôi trong bể từ 4 – 5 tháng là cá có thể bắt đầu sinh sản. Nếu bạn muốn tự mình trải nghiệm quá trình ép cá sặc gấm sinh sản. Hãy cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm: Cách nuôi và chăm sóc cho cá sặc gấm

1/ Cách nhận biết

Sau khoản thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng, bạn quan sát hồ nuôi. Thấy cá trống luôn rượt đổi cá mái, kèm theo đó là cá trống sẽ tạo các tổ bọt màu trắng trên mặt hồ.

Đây chính là thời điểm cá bắt đầu sinh sản, bạn hãy tách riêng cặp cá sang 1 dụng cụ nuôi khác. Và tiến hành ép cá sinh sản.

2/ Dụng cụ ép cá sặc gấm

Đối với cá sặc gấm, bạn có thể sử dụng các hồ/chậu có kích thước tầm 60-80cm. Hoặc các vật chứa nước từ 80 – 90 lít là có thể sử dụng cho 1 cặp cá.

Tổ bọt trứng ép cá sặc gấm

Trong hồ ép cá bạn nên cho thêm các loại cây thủy sinh, rong , tảo để cá mái có thể trú ẩn khi bị rượt đuổi quá mức.

Để hồ ép cá ở vị trí thoáng mát, không cần quá nhiều ánh sáng đâu nhé.

Lưu ý: Hạn chế đặc hồ ép cá ngoài trời mưa, nó sẽ làm tan đi tổ bọt của chúng đấy.

3/ Quy trình ép cá

Sau khi tách riêng cá trống và cá mái ra 1 hồ riêng, Cá trống sẽ tạo ra một tổ bọt trên mặt nước. Trung bình sau 3 – 7 này là cá bắt đầu đẻ trứng vào tổ. Bạn cần chú ý quan sát để xác định là cá đã đẻ trứng hây chưa nhé.

Bước 1: Quan sát tổ xem có trứng cá đẻ hây chưa. Mẹo nhỏ là nếu thấy cá trống luôn rượt đuổi không cho cá máy lại gần tổ. Nghĩa là tổ đã có trứng rồi đấy

Bước 2: Vớt cá mái ra khỏi bể để cá trống ở lại chăm sóc tổ trưng nhé. Nếu bạn không vớt ra có thể nó sẽ bị cá trống cắn đến chết.

Bước 3: Quá trình ấp trứng kéo dài từ 3 – 4 ngày thì trứng sẽ nở thành cá con. Thời gian này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nhé

Bước 4: Sau khi cá con đã nở hết, bạn có thể vớt luôn cá trống ra ngoài cũng được nhé.

4/ Chăm sóc cá sặc gấm con

Sau khi cá con nở, bạn sẽ không cần cho chúng ăn gì cả. Trong khoản từ 1- 5 ngày đầu chúng sử dụng nguồn dinh dưỡng còn lại trong trứng. Đến ngày thứ 3 – 4 khi chúng có thể bơi ngang, thì sẽ ăn những sinh vật phù du trong nước.

Nếu ngày thứ 5 thì bạn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn nhỏ như: bobo, trứng nước. Hoặc lòng đỏ trứng luột nghiền nhuyễn.

Lưu ý: Cho ăn với lượng vừa đủ để tránh thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước

Qua khoản tuần thứ 2, lúc này cá con có thể bơi khỏe và lớn hơn. Bên cạnh cho ăn: bobo, trứng nước, atemia. Bạn có thể tập cho chúng ăn thêm trùn chỉ bé và các loại cám cho cá cảnh dạng hạt mịn.

5/ Những câu hỏi thường gặp

Làm sao phân biệt được cá sặc gấm trống và con mái ?

Con đực có nhiều sọc hay hoa văn, màu sắc sặc sỡ hơn con cái, Ngoài ra vây lưng con trống lưng nhọn, kéo dài đến tận đuôi và cũng cao hơn, vây bụng đỏ. Trong mùa sinh sản, cá đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng có màu da cam.

Nuôi cá sặc gấm bao lâu thì có thể ép ?

Cá sặc gấm trưởng thành sau 5 tháng tuổi và sinh sản vào mùa mưa.

Cho cá sặc gấm con ăn gì để mau lớn ?

5 ngày sau khi nở, bạn cho cá sặc gấm con ăn lòng đỏ trứng hay bobo, atemia. Khoản 2 tuần khi cá đã bơi ngang mạnh. Bạn có thể cho chúng căn trùn chỉ, bobo, các loại cám chuyên dùng cho cá cảnh như : Cám thái, Cám nhật …

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách ép cá sặc gấm sinh sản. Bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể nuôi cá sặc gấp sinh sản tại nhà nhé.

5/5 - (2 bình chọn)