Nuôi cá cảnh rất thú vị, tuy nhiên chăm sóc cá cảnh là công việc đòi hỏi sự tỉ mĩ. Ngoài thức ăn, vệ sinh, nước … Đều trị các bệnh thường gặp trên cá cảnh cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Khi chú cá cảnh của bạn bị bệnh về vật kí sinh, stress… Ngoài các loại thuốc chuyên dụng cho cá cảnh, thì “Muối hột” được xem là thần dược được nhiều người lựa chọn.
Bài viết hôm nay WIKICACANH.COM sẽ tổng hợp và biên soạn lại những công dụng tuyệt vời của “Muối hột”. Cũng như cách sử dụng muối hột để đều trị những bệnh thường gặp trên cá cảnh . Dành cho những bạn mới bắt đầu nuôi cá cảnh tại nhà.
Nôi dung bài viết
Muối hột là gì ?
Muối hột hay còn gọi là muối thô là muối còn kết tinh, chưa bay hơi, chưa qua tinh chế. Khi dùng muối hột để tinh chế sẽ cho thêm các thành phần khác hoặc i-ốt vào.
So với các loại muối khác, muối hột có nhiều vitamin mà chúng ta không ngờ tới. Ngoài Natri Clorua thì muối hột còn có thêm các thành phần khác như sắt, đồng, canxi, photpho, magie,… Mà những chất này rất tốt cho sức khỏe và giảm stress hiệu quả cho cá cảnh.
Tác dụng của muối hột trong nuôi cá cảnh
1/ Sử dụng muối hột để diệt kí sinh trùng trong hồ cá
Sử dụng 1 lượng muối thích hợp có thể kiểm soát 1 cách hiệu quả các sinh vật đơn bào trong mang và da cá.
+ Sử dụng muối 3% để tiêu diệt các sinh vật đơn bào trên mang, da, vây cá nước ngọt
+ Nồng độ 1% cũng có lợi ích làm bình phục nhanh chóng vết thương trên da.
+ Nồng độ muối loãng 0,01-0,2 %có thể dùng điều trị lâu dài nhằm hồi phục hệ tuần hoàn của cá.
2/ Sử dụng trong quá trình vận chuyển cá cảnh
Sử dụng muối hột trong quá trình vận chuyển giúp cân bằng muôi trường nước.
+ Sử dụng muối hột với nồng độ 0,1-0,3 % (1000-3000 ppm). Nhằm giảm thiểu thấp nhất tình trạng stress do mất cân bằng thẩm thấu trong suốt quá trình vận chuyển.
3/ Sử dụng muối để điều trị và phòng ngừa ngộ độc NO2
Sử dụng 1 nồng độ nhỏ chlorite khoảng 20 ppm đã có thể ngăn ngừa ngộ độc Nitrite trong bể cá.
Hướng dẫn sử dụng muối hột để đều trị một số bệnh trên cá cảnh
Bệnh trên cá cảnh | Liều lượng | Thời gian đều trị |
---|---|---|
Bệnh thối vây, nấm miệng | 20% – 30% | Tắm nhanh từ 10 – 30 phút, phụ thuộc vào sức chịu đựng của cá |
Cá bị stress | Hòa tan 10 – 15g muối trong 150 ml nước và phun đếu cho 1kg thức ăn viên | Cho ăn ngay sau khi vận chuyển cá, liên tục 2 – 3 ngày |
Phòng ngừa nấm Saprolegnia | 3% – 6% | không giới hạn |
Sán và một vài loại kí sinh trùng trên da và mang cá | 50% | Ngâm nhanh (30 giây đến 3 phút). Dùng trong những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng ờ những nơi khó xừ tý. |
Khi vận chuyển cá | 5% – 8% | Trong suốt thời gian vận chuyển |
Nhiễm độc nitrite | 3% | không giới hạn |
Những lưu ý khi sử dụng muối hột đều trị bệnh cho cá cảnh
+ Muối sử dụng khi đều trị bệnh cho cá cảnh là muối hột
+ Muối chuyên cho hồ cá nước ngọt hay còn gọi là “muối bổ” (tonic salt), nó khác với muối ăn và các loại muối bạn hay sử dụng trong nhà bếp. Không được cho muối ăn vào bất kỳ hồ cá, thủy sinh nào của bạn.
+ Sử dụng muối có kiểm soát và tùy theo nhu cầu. Nếu bạn đã hiểu quy tắc trên, thì muối sẽ trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ bạn trị bệnh cho cá cảnh.
+ Nếu bạn đang có hồ thủy sinh trồng nhiều loại cây, bạn nên tránh dùng muối bằng mọi giá.
+ Sử dụng muối cho hồ cá đúng cách. Tỉ lệ / Liều lượng / Công thức pha muối cho hồ cá cảnh
Công thức pha muối | Cách dùng |
---|---|
15g muối / 10 lít | Sử dụng cho cá bị bệnh nhẹ. Bạn có thể đổ muối trực tiếp vào bể cá hoặc bể cách ly. Nó nhẹ nhàng kích ứng lớp da nhờn của cá, khiến cá tiết ra nhiều chất nhờn có lợi hơn. Có thể chặn một số ký sinh trùng và vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. |
15g muối / 6,5 lít | Bạn có thể sử dụng công thức này để điều trị bệnh đốm trắng trong thời gian 10 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau 5 ngày, hãy thử tăng nồng độ trở lại. |
15g muối / 3,5 lít | Khi thuốc và nồng độ muối thấp hơn không có tác dụng. Với liều dùng trên rất khó đối với cá không vảy (da trơn) và các loài nhạy cảm khác. Vì vậy vui lòng thực hiện một số nghiên cứu trước. |
+ Muối bể cá không bay hơi hoặc bị lọc ra ngoài. Khi nước bay hơi, muối sẽ bị bỏ lại. Do đó, chỉ nên thêm muối (với lượng tương ứng) khi thay nước. Ví dụ, nếu bạn đang xử lý 100 lít nước ở cấp độ 2, ban đầu bạn cần 150g muối. Sau đó, nếu bạn phải thay 20% nước (hoặc thay 20 lít nước), hãy thêm lại 20% muối (hoặc 13g muối) vào nước mới để duy trì nồng độ như cũ. Hãy cẩn thận khi đo lượng muối vì rất dễ dùng quá liều lượng và không giống như hầu hết các loại thuốc, muối không bị phân hủy theo thời gian. Muối không bay hơi hoặc biến mất trừ khi bạn loại bỏ nước mà nó hòa tan trong bể, vì vậy hãy cẩn thận để không dùng quá liều bể cá của bạn.
Những câu hỏi thường gặp khi đều trị bệnh cho cá cảnh bằng muối hột ?
Nếu cá bị nấm có thể sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể . Cần sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31 – 32°C. 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.
Không
Để sử dụng muối cho cá hiệu quả hơn, bạn cần hiểu rõ các quy tắc sử dụng muối trong hồ cá của bạn. Tỳ lệ pha muối vào bể Cá vàng, Cá rồng, cá Koi, liều lượng muói cho vào bể cá ? Trước hết,bạn phải xác định bỏ muối vào hồ nhằm mục đích gì? Vì muối không thể lam dụng và cho tùy thích vào bẻ cá.
Trên đây là thông tin về tác dụng tuyệt vời của “Muối hột” dành cho người nuôi cá cảnh. Được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn lại. Hi vọng bài viết sẽ giúp ít cho đam mê nuôi cá cảnh tại nhà của bạn !