Những lưu ý khi sử dụng nước giếng khoan để nuôi cá cảnh

Để nuôi cá cảnh, ngoài sử dụng nước ao hồ, sông suối. Nước giếng khoan cũng được nhiều người chọn để nuôi cá cảnh tại nhà.

nuôi cá cảnh bằng nước giếng

Nuôi cá bằng nước giếng khoan có tốt không ? Có làm cá chết hay không? Hoặc đơn giản là cần sử lý nước giếng như thế nào trước khi nuôi cá? Mời mọi người cùng tham khảo bài viết sau đây nhé !

1. Nước giếng là gì?

Nước giếng là loại nước ngọt trong các mạch nước ngầm dưới lồng đất. Được người dân khoan các giếng để lấy về sử dụng. Vì đây là loại nước được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Nên đa phần trong nước giếng khoan sẽ có nhiều tạp chất như: nitrat, nitrit và các kim loại nặng. Chưa kể nước có thể tồn tại một số loại vi khuẩn có hại như: vi khuẩn độc hại như E.coli, Coliform, vi khuẩn gây bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn.

2. Vậy có thể nuôi cá bằng nước giếng khoan được không?

Câu trả lời là được ! Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cá cảnh, bạn cần phải xử lý nước giếng trước khi thả cá vào nuôi.

Nếu bạn bỏ qua giai đoạn xử lý các hóa chất hoặc kim loại nặng trong nước giếng. Cá cảnh có thể sẽ gặp trình trạng bỏ ăn, màu sắc không đẹp. Nếu nuôi cá cảnh trong môi trường nước giếng chưa xử lí lâu ngày. Cá có thể bị co giật và chết bất thường.

3. Cách xử lý nước giếng khoan trước khi dùng để nuôi cá

Không chỉ với nước giếng khoan, khi bạn quyết định chọn nước để nuôi cá. Hãy lưu ý đến các yếu tố sau đây : lượng Oxy hòa tan (DO), độ pH, Amoniac, độ cứng của nước.

Tùy theo từng loại cá cảnh bạn nuôi mà chúng ta sẽ có những phương pháp xử lý nước khác nhau. Sau đây là những phương pháp cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

Cá chép KOICần đẩm bảo nguồn nước có độ pH từ 7 – 7.5 và nồng độ muối trong nước từ 0.3 – 0.7%. Lượng oxy hòa tan trong nước ở mức từ 7 – 9 mg/l
Cá lóc cảnh hoặc các dòng cá kiểng khácĐộ pH từ 6.0 – 8.0 và nhiệt độ nước trung bình từ 14 – 28 độ C.

3.1 Cải thiện lượng oxy hòa tan trong nước giếng

Sử dụng hệ thống máy sục oxy để nâng mức DO trong nước giếng. Trong quá trình nuôi cá cần kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa. Để trách làm o nhiễm nước, tạo điều kiện có các loại tảo phát triển. Làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong hồ.

3.2 Kiểm soát độ pH của nước giếng khoan

Sử dụng hệ thống lọc để kiểm soát độ pH của nước giếng. Đồng thời cũng loại bỏ được các chất kim loại nặng: Asen, phèn, sắt,…

đo ph của nước giếng trước khi nuôi cá

Xử lí nước giếng khoan bằng hệ thống lọc trước khi nuôi cá sẽ giúp khử các khí độc như : Metan, Amoni, Hydro,… Và giữ lại các khoáng chất có lợi cho việc phát triển của cá trong môi trường nước. 

3.3 Xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Bạn có thể sử dụng tro bếp hoặc vôi để xử lý nước bị nhiễm phèn tại nhà.

sử dụng tro hoặc vôi để xử lý nước giếng nhiễm phèn

Cách làm như sau:

  1. Bạn lấy một lượng tro bếp hoặc vôi, khoảng 5 – 10 gram, đổ vào chỗ nước cần khử phèn
  2. Ngâm như thế trong vòng 15 đến 20 phút, để xảy ra phản ứng hóa học giữa những thành phần của tro bếp với nước nhiễm phèn: tro bếp và những chất độc hại sẽ lắng xuống đáy chậu. 
  3. Sau đó, bạn lấy phần nước sạch không chứa cặn bẩn đã được khử phèn ra một cái chậu khác và có thể sử dụng an toàn.

3.4 Đối với trường hợp nước bị nhiễm khuẩn

Nếu trong nước giếng khoan có chứa một lượng lớn vi khuẩn gây hai. Bạn có thể sử dụng ánh sáng cực tím ( tia UV) để loại bỏ chúng.

Lưu ý: Do đèn UV sử dụng điện nên cần phải kín để nước không bám vào, tránh hiện tượng rò điện.

Hoặc bạn có thể sử dụng các loại hoá chất có tính ôxi hoá mạnh như khí Clo, Ozôn, nước ôxi già, cồn, Javen hoặc thuốc tím (KMnO4). Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cá cảnh. Bạn hạn chế sử dụng khi không biết cách sử dụng nhé.

Trên đây là những thông tin về cách xử lý nước giếng khoan trước khi dùng để nuôi cá cảnh tại nhà. Nội dung bài viết được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể nuôi cá bằng nước giếng khoan đúng cách. Để cá luôn khỏe mạnh và an toàn nhé !

Bạn thấy nội dung bài viết thế nào ?